Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






http://1.bp.blogspot.com/-H2UASSKYcOk/UJml_6fpwuI/AAAAAAAA0Q8/ThhrjwncSGc/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Wednesday, October 8, 2014

Việt Nam cần gì và cần làm gì trong quan hệ với Hoa Kỳ?



Việt Nam cần gì và cần làm gì trong quan hệ với Hoa Kỳ?
Kính Hòa, phóng viên RFA
2014-10-07
  • In trang này
  • Chia sẻ
  • Ý kiến của Bạn
  • Email
10072014-kinhhoa.mp3

Tổng thống Mỹ Barack Obama tiếp Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang tại White House, Washington, DC hôm 25/7/2013
AFP photo

Giáo sư Jonathan London hiên đang giảng dạy tại Đại học Thành thị Hồng Kong, là một người từng làm việc và nghiên cứu nhiều năm ở Việt Nam. 

Sau khi lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ đối với Việt Nam được dỡ bỏ một phần, ông có viết một bài phân tích những điểm mà Việt Nam có lợi khi mối quan hệ Việt Mỹ được cải thiện. Bài viết này được dịch và phổ biến trên truyền thông trong nước.

Từ Hồng Kong, Giáo sư Jonathan London dành cho Kính Hòa cuộc phỏng vấn làm rõ thêm những quan điểm của ông về mối quan hệ Việt Mỹ.
Kính Hòa: Thưa ông Jonathan London, nhân bài viết của ông được truyền thông trong nước dịch lại, về quan hệ Việt Mỹ sau khi lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam của Mỹ được dỡ bỏ một phần, ông có thể giải thích thêm về điều mà ông nói là Niềm tin đáng tin cậy và bền vững mà Việt Nam cần, là như thế nào?

GS Jonathan London: Từ trước đến nay chiến lược của Việt Nam là làm bạn với mọi nước, đa phương đa dạng. Nhưng ý tôi muốn nói là muốn có quan hệ tốt là một điều nhưng nếu không có một quan hệ đáng tin cậy thì những quan hệ kia có một giá trị nhất định mà thôi. Mà nếu có một sự cố nào đó thì khó có thể nhờ một nước thứ hai hay thứ ba để giúp mình. Những quan hệ như vậy chỉ phát triển đến mức sơ bộ mà thôi.

Dù chúng ta có những quan điểm khác nhau thì chúng ta cũng có thể đồng ý là Việt Nam hiện nay có một số điều trong thể chế của đất nước cần phải thay đổi.
- GS Jonathan London
Thực sự Việt Nam muốn có một quan hệ sâu với Mỹ là một điều rất hứa hẹn, và nếu nó là thực sự quan trọng thì phải đưa vào sự hiểu biết lẫn nhau chứ không nên là một quan hệ mang tính tượng trưng.

Kính Hòa: Thưa ông đây có phải là một cách nói về một từ khác là đồng minh không?

GS Jonathan London: Vâng đúng rồi! Chúng ta có thể đồng ý là Việt Nam vẫn có một lập trường là không có một đồng minh nào, lý do cũng có thể hiểu là vị trí địa lý của Việt Nam, rồi quan hệ với Trung quốc, … Nhưng rất khó có thể có một sức mạnh nếu chúng ta không có đồng minh.
Tôi nghĩ là hy vọng của Việt Nam là chúng ta đang ở trong một thời đại đa phương. Đó là một ý rất là hay nếu không muốn nói là lãng mạn (cười).

Nhưng thực tế thì sau cùng thì cũng phải có những người bạn thân thiết, nếu không thì rất khó để đối phó với những thách thức.

Kính Hòa: Trong bài viết của ông có một đoạn nói rằng giữa hiện tại của Việt Nam và tương lai thịnh vượng của Việt Nam thì cần nhiều quyết định quan trọng về phát triển thể chế. Ở đây có hàm ý sự khác biệt về thể chế giữa Việt Nam và Hoa Kỳ không, hay là cũng hàm ý rằng có những vấn đề về nhân quyền mà Việt Nam cần phải giải quyết không thưa ông?

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (phải) tiếp Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh tại Washington DC hôm 02 tháng 10 năm 2014. AFP photo

GS Jonathan London: Vâng, thì vấn đề thể chế của Việt Nam là một vấn đề hết sức quan trọng như nhiều người đã đồng ý kể cả một số người trong chính quyền của Việt Nam. Nhưng vấn đề này có thể xem ở những khía cạnh khác nhau.

Dù là có những vấn đề cực lớn như là thể chế chính trị nên là như thế nào, hoặc là Hiến pháp của Việt Nam hiện nay có những đặc trưng phù hợp với một nước hiện đại văn minh hay không. Những vấn đề này cũng đã được tranh luận rất nhiều, và tôi cũng có những ý kiến, chẳng hạn như vấn đề trong hệ thống chính trị của Việt Nam hiện nay thiếu minh bạch, tôi cũng là một người rất là lo về những vấn đề nhân quyền ở Việt Nam.

Dù chúng ta có những quan điểm khác nhau thì chúng ta cũng có thể đồng ý là Việt Nam hiện nay có một số điều trong thể chế của đất nước cần phải thay đổi. Nếu không thay đổi thì Việt Nam rất khó mà khắc phục những vấn đề chủ chốt về quản lý kinh tế, vấn đề phát triển, vấn đề quan hệ song phương, đa phương …

Trước đây tôi đã lý luận rằng nếu Việt Nam muốn có sự ủng hộ của quốc tế trong những tranh chấp với Trung quốc thì phải cải cách, phải đề cập thực sự đến những hạn chế của thể chế của đất nước hiện nay như tự do báo chí, nhân quyền, v.v…

Thực sự Việt Nam muốn có một quan hệ sâu với Mỹ là một điều rất hứa hẹn, và nếu nó là thực sự quan trọng thì phải đưa vào sự hiểu biết lẫn nhau chứ không nên là một quan hệ mang tính tượng trưng.
- GS Jonathan London

Tôi hiện nay đang cố gắng xem thế nào có thể mở một cuộc thảo luận cởi mở về những vấn đề nhạy cảm này ở Việt Nam. 

Bởi vì tình hình hiện nay khá là khác so với trước. Chẳng hạn như có những người trong bộ máy nhà nước cũng sẳn sàng chấp nhận thay đổi. 

Điều đó không có nghĩa là nó giống hoàn toàn quan điểm của những người đứng bên ngoài bộ máy, nhưng việc mà chúng ta thảo luận công khai những vấn đề này cũng là một sự phát triển tốt.
Nói thế không có nghĩa là tôi không lo lắng những vấn đề trong nước, chẳng hạn như những người bị công an bắt, bị sách nhiễu, v.v… vẫn còn.

Kính Hòa: Xin ông cho câu hỏi cuối cùng là sau chuyến thăm của Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam thì sắp tới, trong tương lai gần, ông có dự đoán là có một chuyến thăm để thúc đẩy quan hệ lên cao hơn không?

GS Jonathan London: Có nhiều người dự báo là có thể sang năm Tổng thống Barrack Obama sẽ sang thăm Việt Nam trong thời điểm mà có những cuộc đàm phán khác nhau trong khu vực Đông Á. Nhưng sự quan trọng và nội dung chuyến thăm đó phụ thuộc vào những sự kiện và phát triển từ đây đến đó, còn quá sớm để mà đánh giá. Bởi vì có quá nhiều sự phát triển chính trị trong bộ máy của Việt Nam. Hiện nay thì chính trị của Việt Nam rất thú vị dù rất khó đọc, khó biết, khó đoán … (cười)

Kính Hòa: Cám ơn ông đã dành thời giờ cho đài Á Châu Tự Do.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 



Ai quyết định Ngoại trưởng Minh đi Mỹ?

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng Gửi cho BBC từ Sài Gòn
  • 7 tháng 10 2014
Cuộc gặp liên ngoại trưởng Phạm Bình Minh - John Kerry ở Washington vào đầu tháng 10/2014 đã an bài. Kết quả không đến nỗi tệ: sau nhiều năm bị cấm vận, Việt Nam được Hoa Kỳ dỡ bỏ một phần cơ chế mua vũ khí sát thương.


Cũng sau 7 năm tính từ thời điểm gia nhập WTO 2007, mới có một bộ trưởng ngoại giao Việt Nam mang về cho nước nhà tấm huy chương “thành tích đàm phán song phương” có chút dư vị với người Mỹ.

Tuy thế, chút dư âm còn lại mà người ta muốn biết là làm sao ông Phạm Bình Minh đến được Hoa Kỳ, trong khi cách đây không lâu chuyến đi của ủy viên trung ương đảng này còn bị hoãn lại chưa biết đến khi nào.

Đi sau đảng
Đáng lý, ông Phạm Bình Minh đã được “về nhà” từ tháng 6/2014 khi nhận lời mời trực tiếp của Ngoại trưởng John Kerry, ngay sau vụ giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc tiến chiếm Biển Đông. Nghe nói chuyến khởi hành hụt này đã được sắp lịch và ngoại trưởng Việt Nam đã chuẩn bị hành lý, chỉ còn chờ lên xe ra sân bay Nội Bài.

Thế nhưng cũng nghe nói có một yêu cầu kín đáo nào đó khiến ông không thể dứt áo ra đi được. Thay vào đó, ông Minh lại phải dự tiếp Dương Khiết Trì là ủy viên quốc vụ viện Trung Hoa ở Hà Nội, hoặc tiếp xúc căng cứng và chán ngắt với bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc là Vương Nghị mà giới blogger mô tả “những đôi mắt mang hình viên đạn”.

Bất chấp sự có mặt đột xuất ở Hà Nội của hai thượng nghị sĩ John McCain và Whitehouse, cùng sau đó là Chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hoa Kỳ Martin Dempsey, vai trò của Trung Quốc đã lấy lại thế lấn lướt kể từ thời điểm Dương Khiết Trì sang Việt Nam “vấn an” những người có cùng ý thức hệ.
Ngoại trưởng Minh tiếp ông Dương Khiết Trì ở Hà Nội.
Chỉ vào cuối tháng 9, đầu tháng 10/2014, vai trò của ông Phạm Bình Minh mới thực sự phần nào có ý nghĩa, ít ra cũng trên danh nghĩa khi được Bộ chính trị chấp thuận cho đàm phán song phương với Hoa Kỳ.

Nhưng ngay trước chuyến “về nhà”, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh lại “phải” tham dự hai sự kiện ở Quảng Tây vào trung tuần tháng 9/2014 nhằm “thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc”. Chuyến “Bắc du” này diễn ra chỉ ít ngày sau chuyến công du Bắc Kinh gây tranh luận đặc biệt của “Đặc phái viên Tổng bí thư” Lê Hồng Anh.

Hệ quả nối tiếp nhau của những chuyến công du hướng Bắc và sang Tây có thể coi là rõ mồn một.

Sự thể đó càng có vẻ “minh bạch” hơn bằng vào cá tính thích trưng bày thể diện của những người bên đảng. Gần như cùng lúc với sự có mặt ở Washington của ông Phạm Bình Minh, một phái đoàn của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng xuất hiện ở Hàn Quốc, với kết quả đặc biệt nhất sau 21 phát đại bác là phía Việt Nam đã đồng thuận với Hàn Quốc trong tuyên bố chung về “không chấp nhận” (có người dịch là “không dung thứ”) việc CHDCND Triều Tiên leo thang vũ khí hạt nhân và đe dọa nền hòa bình quốc tế.

Cùng lúc, những tờ báo đảng như Quân Đội Nhân Dân bắt đầu hy vọng về “niềm tin đối tác hợp tác chiến lược” giữa Việt Nam với một quốc gia đồng minh quân sự truyền thống của Mỹ là Hàn Quốc. Ngược lại, bình diện ngoại giao Việt Nam - Triều Tiên đang có nguy cơ bị “đảo chính”.

Đảng đang quyết định
Có thể hiểu, chuyến đi Hoa Kỳ của một quan chức cao cấp của Chính phủ như ông Phạm Bình Minh là do “đảng chỉ đạo” và nằm trong đường hướng cùng lộ trình hòa dịu quan hệ Việt - Mỹ, thậm chí còn mang hơi hướng mong ngóng đến một mối liên minh quân sự Việt - Mỹ trong tương lai, để tránh mũi lao phóng xuống từ Trung Quốc.


Nhìn lại, có thể nhận ra việc ông Phạm Bình Minh đã chỉ đến Washington sau khi một người cùng họ nhưng có cấp bậc trong đảng cao hơn hẳn ông - ủy viên bộ chính trị - đi Hoa Thịnh Đốn vào cuối tháng 7/2014.

Nhiều khả năng, quyết định công du cho ông Phạm Bình Minh không hẳn do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một mình quyết định. Sự thể này là khác khá nhiều với thời gian cuối năm 2013, khi ông Nguyễn Tấn Dũng một mình đi New York để bàn về TPP và “quy chế thị trường đầy đủ” cho Việt Nam.

Tương quan so le về quan hệ đối ngoại như thế cũng phần nào phản ánh cục diện có vẻ bất cân xứng về đối nội hiện nay giữa Chính phủ và những người bên đảng.

Tuy thế, cũng có thể hiểu là mặc dù không chiếm thế thượng phong, nếu không nói là ngược lại, trong các cuộc tiếp xúc song phương Việt - Mỹ từ tháng 7/2014 đến nay, việc gia tăng quan hệ với Mỹ cũng làm cho những người bên chính phủ cảm thấy hài lòng hơn, tuy có thể còn ít ỏi so với tham vọng “Mỹ tiến” của họ.

Câu hỏi trước mắt là với những nước cờ có tính gia tốc của khối đảng từ tháng 7/2014 đến nay, liệu phía chính phủ có dự liệu những quyết sách và cú nhảy nước rút nào để ít nhất trung hòa trạng thái win win – chúng ta cùng thắng?

Bài viết thể hiện quan điểm và cách hành văn của tác giả, một nhà báo tự do tại thành phố Hồ Chí Minh.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 



Xưa "Chống Mỹ Cứu Nước" – Giờ Sao Núp Rãnh Mương? - Lão Móc




http://vietduongnhan.blogspot.com.au/2013/06/xua-chong-my-cuu-nuoc-gio-sao-nup-ranh.html








No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-20/4/2024

Popular Posts

My Blog List